Trong 33 nhà cung cấp sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền mới tham gia các sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chính, có 21 nhà cung cấp mở gian hàng trên sàn Vỏ Sò và số nhà cung cấp nông sản mở mới trên sàn Postmart là 12.
Thông tin về sự hỗ trợ các hộ nông dân làm quen với công nghệ số, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, đại diện Vietnam Post cho biết, từ đầu tháng 4/2021, sàn Postmart đã triển khai khóa đào tạo ngắn hạn về việc kinh doanh trên sàn tại Hà Nam và Thái Bình dành cho hộ kinh doanh trên địa bàn.
Cụ thể, sau khóa đào tạo ngắn hạn, đã có ngay lập tức 4 nhà cung cấp đưa sản phẩm lên sàn Postmart, trong tuần sau khi thực hiện các thủ tục ký hợp đồng với sàn thành công.
Ngoài ra, trong thời gian đào tạo và hỗ trợ các hộ kinh doanh này, sàn thương mại điện tử Postmart đồng thời cung cấp và ưu đãi sử dụng miễn phí cho các hộ kinh doanh đăng ký sớm gói dịch vụ Markeing như ưu tiên vị trí hiển thị trên sàn, ưu tiên tối ưu từ khóa tìm kiếm… Đây là những bước hỗ trợ được đánh giá khá hiệu quả và hữu ích, đặc biệt dành cho những nhà cung cấp mới tham gia hoạt động trên sàn.
Với sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, trong chiến dịch ứng dụng công nghệ số giúp nông sản Việt thoát cảnh giải cứu được được triển khai tại Hải Dương, với việc tổ chức hàng chục nhóm nhân sự trực tiếp xuống các hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân, đơn vị này đã hướng dẫn cho khoảng 200 hộ nông dân về cách thức kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, đã có 50 hộ mở gian hàng trên sàn Vỏ Sò.
Trong kế hoạch được sàn Vỏ Sò xây dựng cho các tháng cuối năm 2021, đơn vị này dự kiến từ khoảng giữa tháng 4 đến tháng 11 sẽ tập trung đưa toàn bộ các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận OCOP, VietGap lên sàn. Cùng với đó, trong 3 quý cuối năm nay, Viettel Post cũng tham gia hỗ trợ chuyển đổi số tại 9 tỉnh, thành phố gồm: Sơn La, Lào Cai, Bắc Giang (quý II); Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp (quý III); Lâm Đồng, Nghệ An (quý IV).
Từ thực tế triển khai tại Hải Dương, các doanh nghiệp bưu chính đều có chung nhận định, các hộ nông dân đa phần vẫn chưa quen với phương thức bán hàng và mua hàng trực tuyến. Vì thế, việc tuyên truyền, hướng dẫn để giúp bà con nông dân chuyển đổi nhận thức, thay đổi thói quen cần được duy trì lâu dài, đòi hỏi các đơn vị phải kiên trì.
Ở góc độ của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trao đổi với ICTnews, Chủ tịch VECOM Nguyễn Thanh Hưng nhận định, xu thế dịch chuyển và mở rộng các kênh bán hàng trên môi trường trực tuyến là điều chúng ta đều nhìn thấy, không chỉ sản phẩm hàng hoá thông thường, mà kể cả các sản phẩm nông sản. Do vậy người nông dân sẽ cần thích nghi nhanh với sự thay đổi này.
Với việc tổ chức kênh tiêu thụ nông sản qua các sản thương mại điện tử, người nông dân không chỉ có thêm kênh bán hàng mà qua đó có thể quảng bá tốt hơn sản phẩm của mình đến với các đối tác và người tiêu dùng cuối cùng.
“Thách thức lớn trong việc bán hàng nông sản trên môi trường trực tuyến là việc bảo quản và vận chuyển cho đơn hàng nhỏ lẻ, nếu có sự hỗ trợ tốt của các nhà vận chuyển cơ hội sẽ mở ra rất lớn cho người nông dân”, ông Hưng chia sẻ.
Đại diện VECOM cũng cho rằng, việc các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ nông dân đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là rất đáng khích lệ. Mặc dù là giải pháp tình thế nhưng đây là cơ hội tốt để bà con thấy được hiệu quả của kênh bán hàng mới. Chúng ta cần giúp người nông dân duy trì và phát huy mô hình thay đổi này, từ việc xây dựng các nền tảng cho bán hàng trực tuyến đến đào tạo kỹ năng vận hành khi bán hàng trên Internet.
Vân Anh
Trong khoảng 1 tháng qua, 2 sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ Sò đã hỗ trợ tiêu thụ hơn 60 tấn nông sản cho các hộ nông dân Hải Dương. Hai doanh nghiệp bưu chính đang xúc tiến mở rộng chương trình tại các địa phương khác.
" alt=""/>Thêm 33 nhà cung cấp nông sản trên 2 sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chínhẢnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa sáng tốt nhất là nên kết hợp các loại ngũ cốc, rau quả có nhiều chất xơ, các thực phẩm giàu protein, hạn chế các món ăn có hàm lượng đường và chất béo cao.
Để nhanh gọn không mất nhiều thời gian, bạn có thể tham khảo thực đơn sáng như:
- 1 ly sữa, 2 lát bánh mì nướng mật ong.
- 2 lát thịt nguội (nếu bạn muốn giảm cân thì có thể thay bằng hoa quả).
Đây là một bữa sáng đầy đủ, cung cấp cho bạn protein cần thiết trong một ngày, lại đầy đủ can xi và dinh dưỡng toàn diện. Tuy nhiên nếu thời gian cho phép bạn có thể thay đổi thực đơn bằng cháo, bún, miến, phở gà, bò… với lượng vừa đủ để không nhàm chán.
Những thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn sáng:
Chuối tiêu và dứa
Chuối và dứa rất có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn 2 món này vào buổi sagns, trong lúc dạ dày trống rỗng sẽ khiến hàm lượng magiê trong máu tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tim.
Ngoài ra, trong quá trình tiêu hóa, lượng đường có trong loại quả này có thể biến thành axit và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi dạ dày trống rỗng, chuối và sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày.
Đồ ăn lạnh
Không được uống nước lạnh khi đói, ngay cả lúc bình thường việc uống đồ lạnh cũng có thể gây hiện tượng co thắt huyết quản, gây khó tiêu. Các chuyên gia đề nghị buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy không được uống nước lạnh thay vào đó bạn nên uống một cốc nước ấm sẽ có tác dụng hỗ trợ đánh thức hệ thống tiêu hóa, bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể.
Đồ ngọt
Khi đói ăn đồ ngọt cơ thể sẽ tiết lượng insulin lớn hơn khiến bạn cảm thấy đói nhanh. Hơn nữa, lúc đói ăn đồ ngọt sẽ khiến khí trong ruột tăng lên dễ dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Vì lý do sức khỏe bạn không nên ăn ngọt trước bữa ăn sáng.
Đồ chiên rán
Theo Healthline, những món ăn dầu mỡ khiến quá trình tiêu hóa bị cản trở, nhất là khi bụng đói. Bạn sẽ mắc các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng... nếu thường xuyên ăn sáng với thực phẩm chiên xào, Đồ ăn cay
Nước ép quả đóng chai
Phần lớn tất cả các loại trái cây đều cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng nhưng cũng hầu hết các loại nước ép lại có hàm lượng đường cao và thiếu cả chất xơ lẫn protein. Điều này có thể gây sụt giảm lượng đường huyết, làm giảm năng lượng của bạn trong buổi sáng.
Nếu bạn thích uống vào bữa sáng, hãy tìm loại có hàm lượng đường thấp và nhấm nháp thứ gì đó như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua hoặc trứng.
(Theo Giadinh.net)
Nhiều người thường không ăn hành, tỏi khi đã bị mọc mầm nhưng chuyên gia nói rằng khi đó chúng tăng gấp đôi lượng dinh dưỡng.
" alt=""/>Những thực phẩm dù tốt nhưng cũng không nên dùng khi ăn sángChị Nhanh cho biết, Lượng từng là một cậu bé hoạt bát, vui vẻ và rất ngoan ngoãn, nhưng tai nạn giao thông năm 15 tuổi đã cướp mất tương lai của con trai chị. Lượng bị chấn thương sọ não nặng, sau đó, dù cứu được tính mạng của em, nhưng bởi não bị di chứng nặng, em bị bệnh tâm thần phân liệt và viêm não.
Mỗi khi phát bệnh, Lượng lại trốn khỏi nhà, đi lang thang trên đường, ngắt lá, ngắt hoa cài lên đầu, hoặc trêu chọc người đi đường. Cũng có khi không được ra đường, em đập phá số đồ đạc ít ỏi của cha mẹ.
![]() |
Di chứng sau tai nạn năm 15 tuổi, Lượng bị tâm thần phân liệt, thường đi lang thang nên bị nhiễm SARS – CoV-2. |
Trước đây, chị Nhanh cùng chồng đi làm công nhân, chắt bóp chi tiêu cũng chỉ đủ ăn. Từ ngày Lượng gặp tai nạn, họ phải vay mượn khắp nơi để có tiền chữa trị cho con. Nhưng rồi thần trí của cậu bé không tỉnh táo, chị Nhanh buộc phải nghỉ việc để trông nom.
Ở quê Sóc Trăng, một mình chồng chị đi làm chẳng đủ nuôi cả gia đình, càng không nói đến kiếm tiền trả nợ. Vì vậy, họ dắt díu nhau lên thuê trọ ở khu công nghiệp Tân Đức (Đức Hòa, Đức Huệ, Long An) để kiếm việc làm. Mức lương 6 triệu đồng dù khá hơn trước nhưng cũng chẳng mấy dư dả.
Bệnh của Lượng thường xuyên phát tác, phải vào bệnh viện tâm thần để thăm khám và uống thuốc, vì vậy, chị Nhanh vẫn phải ở nhà. Đến lúc dịch bệnh bùng phát, lo lắng con trai hay trốn đi lang thang nên chị cố gắng trông nom kỹ càng, đáng tiếc, vẫn chẳng thể tránh được lúc bất cẩn.
“Tháng 10, con vừa được xuất viện Bệnh viện tâm thần Lê Minh Xuân chưa đầy tuần thì nhiễm Covid-19, cơ thể đờ đẫn, không chịu ăn uống. Chúng tôi hộc tốc đưa con nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, điều trị tại đây gần 2 tháng thì chuyển sang Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp đến giờ”, chị Nhanh chia sẻ.
Lượng bị di chứng hậu Covid-19, di chứng viêm não, loét ở vùng tay, lưng và vùng cụt. Các bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để em không phản ứng mạnh, đồng thời, em còn phải trải qua ca phẫu thuật ghép da do hoại tử. Thế nhưng, do Lượng không có bảo hiểm y tế, chi phí điều trị bệnh trở thành gánh nặng chẳng cách nào xoay sở đối với điều kiện gia đình chị Nhanh.
![]() |
Hơn 6 năm nay, chị Nhanh phải nghỉ làm để trông nom đứa con trai duy nhất. |
“Mấy tháng dịch khổ sở vừa qua, còn chưa kịp chuẩn bị gì thì con cứ bệnh lên bệnh xuống, giờ tôi ở viện chăm sóc, còn chồng tôi vẫn cố gắng đi làm, không dám nghỉ ngày nào. Ấy vậy mà nào có đủ tiền đóng viện phí cho con đâu”, chị Nhanh thở dài.
Bác sĩ Trần Tấn Đạt dự kiến chi phí điều trị cho Lượng trong 30 ngày khoảng 25 triệu đồng. Thế nhưng do nợ cũ trước đây còn chưa trả được, chồng chị đã cầu cứu khắp nơi cũng chỉ vay được 8 triệu đồng. Người mẹ lo sợ nếu không có đủ tiền thì con mình sẽ không có cơ hội điều trị hết bệnh.
Thời gian này, dường như Lượng hiểu được hoàn cảnh khốn khó của gia đình nên ngoan ngoãn hợp tác để trị bệnh. Chỉ có lúc các bác sĩ đưa em vào phòng mổ, không có mẹ đi cùng, chàng thanh niên gào khóc đòi mẹ. “Mẹ ơi, đừng bỏ con”, lời cầu xin cứ nhắc đi nhắc lại như cứa vào trái tim người mẹ nghèo. Người thân quen đã không còn ai để nhờ cậy, chị Nhanh đành cầu mong vào sự giúp đỡ của những bàn tay nhân ái, để đứa con trai tội nghiệp của chị vượt qua khổ đau bệnh tật.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: